1. Chứng ngồi lâu: Chứng này hay xảy ra ở lớp học sinh, sinh viên và văn phòng, do mê mải học tập, làm việc và vi tính. Nếu mắc chứng này sẽ dễ sinh ra bệnh bí tiện, cong cột sống, bệnh béo phì ảnh hưởng cho tim.
Chú ý: Điều chỉnh thời gian ngồi, tăng cường hoạt động. Theo phân tích của các nhà chuyên môn thì trung bình cứ ngồi 3 tiếng phải đứng lên đi bộ, vận động khoảng 20 phút, sau đó lại tiếp tục ngồi làm việc. Hoặc có thể kết hợp ngày nghỉ thực hiện dã ngoại, hoạt động ngoài trời như: đi bơi, leo núi, đi câu cá, chơi cầu lông, quần vợt...
2. Chứng xô đẩy chen chúc nhau:
Do va chạm, chen lấn nhau, ảnh hưởng không khí, hơi thở con người... gây cho cơ thể mệt mỏi, hoạt động nội tạng thất thường, có thể làm hoa mắt, nhức đầu, ăn ngủ mất ngon, đau xương khớp, nhịp tim không ổn định, thêm vào đó bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường bụi bặm, hơi thở, khói thuốc... là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
Chú ý: Tránh những nơi chen chúc như vậy, ít đi ra ngoài, giảm đến những nơi ồn ào, ô nhiễm.
3. Chứng ồn ào: Có thể làm cho mạch máu bị co lại, tim bị yếu đi không cung cấp đủ máu cho cơ thể, huyết áp tăng, nhịp tim thất thường... Nặng hơn sẽ làm cho thần kinh thất thường.
Chú ý: Khắc phục tiếng ồn bằng các phương tiện kỹ thuật, giảm tối thiểu tiếng ồn hoặc ô nhiễm tiếng ồn ngay trong gia đình mình, nhất là khi chọn mua những dụng cụ gia đình về điện và bố trí nơi để máy sao cho tiếng ồn ít nhất, tránh xa phòng ngủ. Trong nhà nên tạo nhiều mầu xanh - hoa để làm giảm đi những căng thẳng tinh thần.
4. Chứng tivi: Xem tivi lâu, ngồi ở một tư thế lâu sẽ làm cho xương khớp và dây thần kinh bị áp lực đè nén, có thể gây nên lưng đau, tứ chi mỏi mệt, phù, ăn không ngon, thị lực giảm sút, ngủ không ngon.
Chú ý: Mỗi ngày không nên xem tivi vượt quá 3 giờ, nên có thời gian giải lao 5 - 10 phút, hoạt động cơ thể. Nhất là đối với trẻ em và người về hưu chưa có công việc gì làm thành ra rỗi rãi chỉ mê mải vào tivi. Đồng thời chú ý ăn thêm những chất bổ có nhiều vitamin và rau xanh, tổ chức các hoạt động khác tránh hiện tượng "mê mải tivi".
5. Chứng máy tính: Dễ xảy ra, nhất là với học sinh và nhân viên văn phòng và những người mê máy tính, chơi games. Đô thị càng phát triển thì chứng này càng nhiều và có tới 80% bị ảnh hưởng thị lực, 64% bị ảnh hưởng xương sống và đau lưng, 56% bị đau đầu hoa mắt, ăn mất ngon, ngủ không yên.
Chú ý: Cần điều chỉnh giờ làm việc bằng vi tính, cự ly ngồi nên phù hợp, tối thiểu phải cách màn hình 60cm; kết hợp điều chỉnh nhiệt độ trong phòng, không nên ngồi quá 4 tiếng liên tục trước vi tính, có thời gian hoạt động thư giãn và bồi dưỡng thêm các chất có nhiều vitamin C, B2, làm việc xong phải vệ sinh sạch tay, mặt tránh ô nhiễm từ trường.
6. Chứng thức đêm: Đối với những người làm ca đêm, cần phải có giờ ngủ, không nên vì làm ca đêm mà "thức chờ tới giờ đi làm". Hoặc những người mê mải đi hát karaôkê gây nên sự mệt mỏi cho cơ thể. Chứng này gây ra mất ngủ, đầu óc căng thẳng ăn uống không điều độ càng ảnh hưởng sức khỏe.
Chú ý: Cần có quy luật thời gian về làm việc và vui chơi giải trí, bảo đảm một ngày phải có từ 6 - 8 giờ để ngủ, không nên thức quá 2 giờ đêm, không tiếp cận nhiều với những hoạt động ban đêm có tính kích thích mạnh, không uống rượu, trà, hút thuốc trong đêm.
7. Chứng giải trí cảm giác mạnh: Thích cảm giác mạnh, đu quay, cầu trượt, xe địa hình, tốc độ lớn, độ cao... Với những người yếu thần kinh rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn hoặc tạo nên chứng khiếp sợ, nôn oẹ, thần kinh thất thường...
Chú ý: Nên tham gia những giải trí phù hợp với sức khỏe của mình, không nên tò mò, thử xem sao, đặc biệt với thanh niên học sinh đang có tính hiếu kỳ ưa hoạt động mạnh.
(Theo Netcenter)
0 Comments:
Post a Comment
<< Home