Làm thế nào để chọn đúng nơi làm việc?
Tuổi Trẻ Online - Việc làm Online: "Làm thế nào để chọn đúng nơi làm việc?Ảnh minh họa: mritagr8.blogspot.com
TTO - Sau khi ra trường, nhiều bạn trẻ thường lao ngay vào công việc khi có nơi tuyển dụng hoặc ưu tiên chọn những nơi có lương cao, tài chính ổn định. Tuy nhiên, họ đã bỏ qua câu hỏi quan trọng: Tôi có thật sự muốn làm việc ở đây?
Sau đây là tám lời khuyên để bạn có thể lựa chọn một nơi làm việc phù hợp:
- Lợi ích ngoài tiền lương: Bạn nên xem xét đặc quyền khác về tài chính đi kèm với công việc, chẳng hạn như hỗ trợ học phí khi đi học, tiền thưởng, hỗ trợ mua nhà, đi lại... Bạn cũng đừng đánh giá thấp giá trị của những đặc quyền phi tài chính như giờ làm việc linh hoạt hoặc các cơ hội làm việc từ xa.
- Địa điểm: Sẽ rất hấp dẫn khi bạn khởi nghiệp ở một thành phố lớn. Tuy nhiên, sau đó bạn sẽ nhận ra rằng đằng sau sự rực rỡ đó là chi phí đặt đỏ mà bạn phải chịu trong đời sống hằng ngày. Trong khi đó, tại những thành phố kém nhộn nhịp hơn, tiền bạc của bạn sẽ dư dả hơn. Hãy suy xét thật kỹ để chọn lựa một địa điểm làm việc phù hợp với bạn.
- Đi lại: Điều này ban đầu không phải là một vấn đề lớn, nhưng giá xăng biến động có thể ảnh hưởng đến ngân sách của bạn nếu công việc buộc phải đi lại nhiều. Đó là chưa kể đến việc ngồi trên các phương tiện đi lại sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Thời gian chưa phải là yếu tố duy nhất, bởi vì bạn phải tốn thêm nhiều chi phí vặt vãnh như xe buýt, hao mòn xe cộ...
- Cơ hội thăng tiến: Không ai muốn ngồi yên ở một công việc. Vì vậy, hãy hỏi người phỏng vấn bạn về khả năng thăng tiến trong công ty và bạn phải làm những gì mới có thể thăng chức. Hãy tìm một công việc mà bạn có nhiều khả năng thăng tiến. Ngoài ra, bạn nên nắm bắt các chương trình đào tạo hoặc các cơ hội giáo dục nơi làm việc vì điều đó cho phép bạn trau dồi kỹ năng và được tiếp xúc nhiều hơn; giúp bạn có một giá trị ở công ty hay khả năng để tiến thêm nữa.
- Môi trường làm việc: Chúng ta có 168 giờ/tuần. Nếu dành 40 giờ cho công việc có nghĩa là ta sẽ mất 1/4 tuần của mình tại công ty. Vì thế, hãy chắc rằng bạn thích nơi đó và thích hợp với môi trường ở đó. Hãy xem xét công ty của mình làm việc với tốc độ nhanh hay chậm? Có tôn trọng người lao động không? Có thân mật như trong một gia đình? Liệu bạn có hòa đồng cùng các đồng nghiệp không? Những điều này vô cùng quan trọng nhưng chúng ta sẽ khó có thể trải nghiệm được môi trường làm việc trong buổi phỏng vấn.
Vì thế, hãy yêu cầu người chủ của bạn giới thiệu một vài đồng nghiệp trong tương lai khi đi phỏng vấn. Hỏi họ những gì họ thích và không thích về công việc của mình. Nếu bạn không có cơ hội đó trước khi công ty quyết định nhận bạn vào làm, hãy liên lạc với một vài người bạn có thể sẽ làm việc chung trước khi nhận công việc này.
- An toàn công việc: Khi mới khởi nghiệp, bạn có thể không tìm được một công việc như ý muốn. Trong thực tế, người lao động có xu hướng thay đổi công việc ít nhất mười lần trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên bạn nên xem xét nguy cơ mất việc của mình trong công ty thậm chí khi bạn chỉ muốn làm trong một vài năm. Đây là công ty mới hay lâu đời? Công ty có hoạt động tốt, có uy tín hay không? Tài chính công ty ổn định?
- Mức độ trách nhiệm: Khi bắt đầu, chúng ta luôn mong muốn có được công việc mà mình có thể áp dụng những tri thức, những kỹ năng của mình chứ không phải làm một người bưng rót cà phê. Nhưng thực tế cho thấy nhiều người sẽ không có ngay một công việc mơ ước khi vừa rời ghế nhà trường. Thay vào đó, họ phải trả một giá nào đó để được tôn trọng và phải bước lên từng bước trên bậc thang sự nghiệp.
- Nơi nào bạn muốn làm việc trong 10 năm tới? Đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều người khi khởi nghiệp vẫn thường bỏ qua. Liệu công việc này sẽ phù hợp với ngành nghề mà bạn được đào tạo? Đừng quan tâm đến mức lương ban đầu, có thể con số đó sẽ không cao như chúng ta mong muốn nhưng điều quan trọng là bạn yêu thích công việc và cảm thấy có thể gắn bó lâu dài với nó. Chúng ta cần nhìn vào tương lai hơn là so đo những lợi ích hiện tại.
THIÊN HƯƠNG (Theo Kiplinger)
- このページを Google ツールバーから送信"
0 Comments:
Post a Comment
<< Home