Sunday, December 24, 2006

Tuổi Trẻ Online - Chuẩn bị một đám cưới vẹn toàn

Tuổi Trẻ Online - Chuẩn bị một đám cưới vẹn toàn
Thứ Tư, 18/10/2006, 04:01 (GMT+7)

Chuẩn bị một đám cưới vẹn toàn

Nếu chuẩn bị đám cưới một cách khoa học, bạn không phải chạy đua như thế này
Đám cưới bao giờ cũng có quá nhiều việc cần làm, nhưng mọi sự sẽ đâu vào đấy nếu bạn biết làm chủ nó bằng những nguyên tắc căn bản dưới đây.

Dự thảo ngân sách để lên kế hoạch chi tiêu

Hai người cần công khai mình có bao nhiêu tiền để chuẩn bị đám cưới. Cứ xem như mình chỉ có 70% so với số tiền thực có, bạn sẽ không bị sốc trước các khoản phát sinh chắc chắn sẽ xảy ra. Nhớ là chỉ lên kế hoạch chi tiêu những thứ thật sự cần thiết.

Đầu tư đúng

Cứ cho là bạn có thể tiết kiệm được một khoản nhỏ khi nhờ người quen chụp ảnh nhưng liệu họ có đủ kinh nghiệm để thiết kế cho bạn một bộ ảnh cưới đẹp? Giao phó tất cả cho một thợ ảnh chuyên nghiệp trong trường hợp này có lẽ lại hiệu quả hơn. Hãy suy nghĩ kỹ trước bất kỳ vấn đề gì và nên tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân.

Cân đong đo đếm

Đó là chuyện quá bình thường. Nếu không làm sao bạn biết tiệc tổ chức ở nhà hàng nào thì vừa ngon vừa rẻ, đặt hoa cưới ở đâu thì giá hợp lý. Giá cả bao giờ cũng là tiêu chí hàng đầu để so sánh. Cũng nên cân nhắc liệu nhà cung cấp có cắt xén bớt các dịch vụ của họ để hạ giá cho bạn không. Nếu có thì thà đắt một chút còn hơn mang tiếng cẩu thả, bủn xỉn.

Biết mình là ai

Tham khảo và học hỏi từ những đám cưới đi trước để rút kinh nghiệm cho lễ cưới của mình. Điều này không có nghĩa bạn phải bắt chước y hệt họ. Bạn cần biết mình là ai để làm chủ mọi kế hoạch riêng.

Chọn mặt gửi vàng

Đừng biến mình thành kẻ đẽo cày giữa đường khi hỏi ý kiến của quá nhiều người cho kế hoạch cưới. Nên nhớ, bạn mới là người quyết định và chỉ nên hỏi ý kiến của những người thực sự đáng tin cậy.

Không ôm việc

Một mình bạn không thể vừa tiếp khách vừa lo đi lấy hoa cưới và đón xe hoa. Lập danh sách những người sẽ thay bạn làm các việc quan trọng và đề nghị được giúp đỡ. Nhưng nhớ đừng giao việc cho những người không đáng tin cậy.

Nghỉ ngơi nếu cảm thấy quá căng thẳng

Dù hai ngày nữa là đến đám cưới thì cũng chẳng có lý do gì để hai bạn không thể cùng nhau đi chơi, uống cà phê hay ăn kem. Thời gian ấy chẳng đáng là bao so với cả tháng trời bận rộn chuẩn bị. Và nó sẽ cho bạn thêm hưng phấn để tiếp tục hoàn tất kế hoạch của mình.

Theo Sành điệu

Saturday, December 23, 2006

Những giai đoạn chuẩn bị đám cưới - baltt - by baltt

Những giai đoạn chuẩn bị đám cưới - baltt - by baltt

Những giai đoạn chuẩn bị đám cưới


Những giai đoạn chuẩn bị đám cưới

• 6 đến 12 tháng trước đó

TTO - Chọn ngày và thời gian thích hợp.
- Sắp xếp thời gian để đi đăng ký kết hôn.
- Thu xếp và dự toán ngân sách cho các khoản chi.

- Lên danh sách khách mời. Cả hai nên cùng trao đổi với nhau về điều này và sau khi đã lên danh sách khách mời của mình cần thông báo và đưa cho bên kia biết.

- Đặt chỗ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc.
- Lựa chọn “phó nháy” và người quay phim.
- Chọn phù dâu, phù rể, và kích cỡ của họ để nếu được thì may tặng “đồng phục” cho trang trọng.
- Lên lịch để đưa các phù dâu và phù rể đi may đồ.

- Thông báo ngày tổ chức hôn lễ cho bạn bè, người thân (có thể đăng báo nếu có nhiều người thân ở xa và không thể liên lạc được).
- Chọn quà để tặng thực khách.

- Chọn lấy nơi sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Gia hạn hay xin hộ chiếu mới, và tiêm ngừa nếu bạn dự định đi hưởng trăng mật ở nước ngoài.
- Đi lựa áo cưới cho cô dâu và veston cho chú rể; hoặc ghé tiệm để đặt may.
- Lập danh sách những gì cần làm, những ai cần liên lạc…

• 5 tháng trước đó

- Gút lại danh sách khách mời.
- Đặt thiệp mời và thư cám ơn.
- Chọn và đặt hoa.
- Chọn lại và quyết định những ai sẽ là “phó nháy” và quay phim hôn lễ.

- Chọn ban nhạc hay DJ sẽ giúp vui.
- Đặt bánh cưới.
- Đặt chỗ với các hãng du lịch cho kỳ nghỉ trăng mật; nếu bạn chọn đi tự túc thì cũng nên đặt phòng trước nơi đã dự định đến nghỉ.

• 2 tháng trước đó

- Đề địa chỉ và gởi thiệp hồng. Có thể kèm theo hướng dẫn đến nơi bạn sẽ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc trong trường hợp đây là nơi khá xa lạ.
- Hẹn thợ trang điểm, làm đầu và cả khám sức khỏe.
- Chuẩn bị phương tiện đi lại và nơi ăn ở cho những khách ở xa.

- Gặp luật sư để thảo hợp đồng hôn nhân.
- Giữ lại và kiểm tra những thư phúc đáp, gởi thư cám ơn.

• 1 tháng trước đó

- Chốt lại mọi vấn đề liên quan đến khâu tổ chức hôn lễ và đãi tiệc với người hay nơi chịu trách nhiệm.
- Đi chọn và mua nhẫn cưới.
- Xác nhận lại các kế hoạch đi hưởng trăng mật.

- Hoàn tất những thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định.
- Đặt quà cho các thực khách.
- Duyệt lại với thợ hình và thợ quay phim về những gì cần chụp hay cần quay, bằng không bạn sẽ hiểu thế nào là “đốt phim” và “đốt tiền”.

• 1 hoặc 2 tuần trước đó

- Gọi cho những khách mời chưa trả lời để xác nhận sự có mặt của họ.
- Gọi báo cho nơi tổ chức hôn lễ và đãi tiệc biết số lượng khách mời chính thức tham gia.
- Thử lại lần cuối đồ cưới xem cần chỉnh sửa, thay đổi gì không, kể cả những trang sức đi kèm.

- Chuẩn bị phong bì thù lao cho ban nhạc giúp vui.
- Xác nhận lại phương tiện đi lại và nơi ăn ở cho khách mời ở xa.
- Chốt lại khâu sắp đặt bàn lễ tân.
- Chốt lại những gì liên quan đến tuần trăng mật, chẳng hạn địa điểm, hãng du lịch, thời gian…

- Chuẩn bị hành lý cho kỳ trăng mật.
- Làm móng, làm mặt, làm đầu…
- Kết lại mọi chi tiết về nghi thức cử hành hôn lễ với những người, những bên liên quan, ví dụ nơi đặt hoa, nơi cử hành hôn lễ, rồi người giữ trách nhiệm đón khách, thợ hình và thợ quay phim…
- Đừng quên hỏi “đối tác” của bạn đã chốt lại những gì thuộc về anh ta / cô ta chưa.

• Một ngày trước đó

- Lên lịch trang điểm và làm đầu cho giờ G.
- Trang điểm thử trước.
- Ước lượng thời gian cần phải bỏ ra để làm đầu.

- Đón khách mời ở xa.
- Sắp xếp những gì bạn cần vào ngày cuối cùng, và để ở nơi thuận tiện nhất.
- Sắp xếp ai sẽ chịu trách nhiệm gởi trả lại đồ trong trường hợp bạn thuê đồ cưới, và những gì liên quan đến việc trả đồ này: tiền bạc, nơi trả, người nhận.
- Xả hơi và ngủ thật ngon.

• “D day”

- Ăn sáng thật kỹ nhưng đừng quá no; ghi nhớ đừng bỏ qua khâu ăn sáng này. Bạn sẽ trả giá đắt đấy.
- Để ý đến việc chuẩn bị trang phục để thay nếu bạn sẽ đi hưởng trăng mật ngay sau đó.
- Và đừng quên… nhẫn cưới!
- Sau cùng, thoải mái và tự nhiên nhận những gì tốt đẹp nhất mà mọi người chúc tụng bạn cùng “đối tác”.

BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (Theo Women24)

Wednesday, December 20, 2006

THỦ TỤC XIN VISA NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM

THỦ TỤC XIN VISA NHẬP CẢNH CHO N
   

THỦ TỤC XIN VISA NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM

Ngày 21 tháng 4 năm 2005
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM


Người Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản cần phải có visa. Thủ tục xin visa như sau:

A. THỦ TỤC XIN VISA

1. Các giấy tờ cần thiết để xin visa ngắn hạn

Người Việt Nam hoặc người đại diện thay thế xin visa phải xuất trình tại tiếp tân TLSQ Nhật Bản hộ chiếu (bản gốc) và các giấy tờ như sau. (TLSQ Nhật Bản không nhận hồ sơ do người bảo lãnh gởi hồ sơ trực tiếp hoặc gởi fax đến TLSQ Nhật Bản). Ngoài ra sau khi đã được nhận hồ sơ, còn phải nộp các giấy tờ bổ sung khi được yêu cầu.

(1) Đơn xin visa (1 bản): bản tiếng Anh (phát tại tiếp tân TLSQ Nhật Bản)
Đơn xin phải ghi rõ ngày tháng và phải có chữ ký (tương tự chữ ký trong hộ chiếu).

(2) Một tấm hình (dán vào đơn nói trên)
Hình khổ 45 mm x 45 mm, phải được chụp 6 tháng trở lại kể từ ngày nộp đơn.

(3) Giấy bảo lãnh (1 bản) (1 bản gốc)
Giấy bảo lãnh phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (
xem mẫu đính kèm).

Trường hợp người xin visa có thể chứng minh bản thân mình có thể trả toàn bộ chi phí chuyến đi (ví dụ giấy tờ chứng minh số dư tài khoản ngân hàng mang tên đương sự xin visa), thì không cần xuất trình giấy bảo lãnh.

(a) Về người bảo lãnh
- Có thể là pháp nhân hay cá nhân
-Trường hợp người bảo lãnh là pháp nhân thì người đứng đơn bảo lãnh phải đủ tư
cách đại diện pháp nhân. Nhưng nếu có giấy uỷ quyền và được uỷ quyền đứng ra
bảo lãnh thì có thể chấp nhận được.
- Phải bảo lãnh toàn bộ thời gian lưu trú tại Nhật.

(b) Lưu ý khi làm giấy bảo lãnh
- Tiêu đề phải gởi Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM
- Về người bảo lãnh, phải ghi rõ địa chỉ, tên, số điện thoại, tên phải có dấu đóng. Đối
với công ty hay tổ chức, chỉ cần dấu của công ty hay tổ chức.
- Về người xin visa, tên phải được viết bằng chữ la-tinh (không cần dấu tiếng Việt).
Quốc tịch, nghề nghiệp, ngày tháng năm sinh phải ghi bằng tiếng Nhật.
- Về các mục bảo lãnh, chú ý nếu thiếu 1 mục vẫn bị xem là thiếu hồ sơ.

(4) Giấy lý do nhập cảnh (1 bản) (1 bản gốc ) phải được viết bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (tham khảo mẫu đính kèm).

- Trường hợp không xuất trình giấy bảo lãnh, phải xuất trình giấy lý do nhập cảnh. Về
người bảo lãnh, phải ghi rõ địa chỉ, tên, số điện thoại, tên phải có dấu đóng. Trường
hợp là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty hay tổ chức.
- Về các nơi đến và hoạt động tại Nhật Bản, phải ghi đầy đủ sự cần thiết và mục đích.
- Không được ghi chung chung mơ hồ như "business", "tham quan", hay "thăm viếng
người quen", mà phải ghi rõ lý do vì sao bảo lãnh, các hoạt động, các nơi đến và địa chỉ
liên lạc.

(5) Chương trình (1 bản) (1 bản gốc) phải được viết bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (tham khảo mẫu đính kèm).

- Đính kèm vé máy bay hai chiều hoặc giấy giữ chỗ vé máy bay.
- Phải ghi rõ ngày tháng đến Nhật, ngày về nước, số chuyến bay, sân bay hay cảng vào
Nhật. Ngoài ra không được ghi chung chung như "dự hội nghị vào ngày OO", mà phải
ghi chương trình một cách cụ thể.
- Ghi chi tiết nơi lưu trú tại Nhật (tên khách sạn, địa chỉ, số điện thoại).
- Chương trình lưu trú phải ghi chi tiết từng ngày, tuy nhiên nếu các hoạt động giống nhau
và liên tục thì ở cột ngày tháng trong chương trình có thể ghi từ ngày...tháng...năm đến
ngày...tháng...năm.

(6) Các giấy tờ chứng minh mục đích đi Nhật: 1 bản (bản gốc, tuy nhiên nếu không xuất trình được bản gốc, đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ sơ).

* Phải xuất trình các giấy tờ liên quan đến mục đích nhập cảnh, lưu trú và quan hệ với người xin visa (nếu hồ sơ bằng tiếng Việt phải kèm bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, bản dịch không cần công chứng).

Ví dụ: bản tóm lược chương trình hội nghị, semina, chương trình đào tạo, hợp đồng giao dịch mua bán, đơn đặt hàng, vận đơn, hợp đồng lao động, quyết định cử đi công tác, giấy phép đầu tư vào Việt Nam, giấy phép đặt văn phòng đại diện.

Trường hợp thăm thân nhân phải có giấy tờ chứng tỏ quan hệ thân nhân (như giấy khai sinh, hộ tịch <đã đăng ký tên vị hôn phu hoặc hôn thê>, giấy chứng nhận kết hôn do phía Việt Nam cấp).

Trường hợp thăm người quen, nếu không có giấy tờ chứng minh mối quan hệ thì có thể xuất trình thơ, e-mail, fax, hoá đơn điện thoại quốc tế, hình chụp chung với nhau...

(7) Các giấy tờ xác định người bảo lãnh (bản gốc, tuy nhiên nếu không xuất trình được bản gốc, đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ sơ).

(a) Các giấy tờ chứng minh sự tồn tại của công ty hay đoàn thể.
Ví dụ: Sổ đăng ký hoạt động pháp nhân (có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp) báo cáo tài chính, tài liệu giới thiệu nói về pháp nhân. Nếu không có các hồ sơ trên thì điền vào mẫu giải thích về công ty, đoàn thể đính kèm bảng hướng dẫn này.

(b) Trường hợp cá nhân bảo lãnh (phải đầy đủ 3 mục sau đây)
- Giấy chứng nhận làm việc của người bảo lãnh (trường hợp hành nghề tự do, thì giấy phép hành nghề, hoặc giấy khai báo thuế).
- Giấy chứng nhận đã nộp thuế do sở thuế hoặc giấy chứng nhận thu nhập.
- Giấy chứng nhận cư trú, (nếu là người nước ngoài sống tại Nhật, thì giấy đăng ký cư trú của người nước ngoài).
(Các giấy tờ phải có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp).

2. Trường hợp cần phải có giấy phép lưu trú

(1) Người nộp đơn xin visa ứng với các trường hợp dưới đây cần phải xin trước giấy phép lưu trú do Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương của Nhật Bản cấp. Về địa chỉ Cục quản lý xuất nhập cảnh đề nghị hỏi Bộ Tư pháp Nhật Bản theo số điện thoại 03 - 3580 - 4111.

(a) Thời gian lưu trú trên 90 ngày.
(b) Các hoạt động có thù lao (làm việc, trình diễn, biểu diễn...). Trường hợp này không liên quan đến thời gian lưu trú.

(2) Về giấy phép lưu trú, người bảo lãnh giữ một bản phô-tô, bản gốc gởi cho người xin visa cùng các giấy tờ như mục (4) dưới đây. Có thể sau này Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu xuất trình bản sao giấy phép lưu trú nên đề nghị giữ cẩn thận.

(3) Trường hợp du học hoặc tu nghiệp, thì tuỳ trường hợp có thể xin giấy phép cư trú trước khi xin visa. Trường hợp xin visa nhưng chưa có giấy phép cư trú, thì nếu Bộ tư pháp xét thấy cần thiết sẽ yêu cầu người bảo lãnh xin giấy phép lưu trú.

(4) Trường hợp đã có giấy phép lưu trú, để nhập cảnh vào Nhật Bản, ngoài giấy phép lưu trú cần phải có visa nhập cảnh.

Hồ sơ xin visa trong trường hợp này, ngoài đơn xin visa và hình, như đã nêu trên chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh vào Nhật của đương sự (1 bản gốc).

Cụ thể nếu tư cách lưu trú:
a. Du học: xuất trình giấy phép nhập học
b. Tu nghiệp, lao động, làm việc...:xuất trình hợp đồng lao động
c. Định cư có chồng hay vợ là người Nhật Bản: xuất trình hộ tịch của người Nhật đã đăng ký quan hệ hôn nhân hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp.
d. Định cư có chồng hay vơ là người vĩnh trú tại Nhật Bản: xuất trình đơn xin đăng ký kết hôn có xác nhận tại cơ quan hành chánh địa phương Nhật Bản hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp.
e. Định cư với người định cư tại Nhật Bản: xuất trình giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp hoặc giấy khai sanh.

3. Trường hợp đặc biệt đối với vợ/chồng của người mang quốc tịch Nhật Bản

(1) Đối với người Việt Nam là vợ/chồng của công dân Nhật Bản thường trú tại Việt Nam, trường hợp người Việt Nam này dự định lưu trú ngắn hạn tại Nhật Bản (dưới 90 ngày) và đi về cùng với người vợ/ chồng là công dân Nhật Bản, thì không cần xuất trình giấy bảo lãnh và một số giấy tờ liên quan. Chi tiết đề nghị hỏi tại tiếp tân (cụ thể hồ sơ gồm giấy lý do nhập cảnh, chương trình lưu trú, hộ tịch đã đăng ký tên vợ/chồng hoặc giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan thẩmquyền của Việt Nam cấp, bản sao vé máy bay hai chiều (cả hai người), phô-tô hộ chiếu của công dân Nhật Bản phần nhân dạng.

(2) Đối với trường hợp (1) nói trên, người mang quốc tịch Nhật Bản thường trú tại Việt Nam không cùng đi về với người chồng hoặc người vợ là người Việt Nam nhưng trả toàn bộ chi phí chuyến đi, thì có thể đứng ra làm người bảo lãnh. (chi tiết đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ sơ)

4. Trường hợp khác


(1) Thực hiện miễn trừ visa nhập cảnh Nhật Bản đối với người Việt Nam mang hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao còn hiệu lực.
Từ ngày 01 tháng 5 năm 2005, công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mang hộ chiếu công vụ hoặc hộ chiếu ngoại giao còn hiệu lực có dự định lưu trú tại Nhật Bản trong thời gian không quá 90 ngày, được phép nhập cảnh vào Nhật Bản không cần visa.

(2) Có thể xin visa nhiều lần (chỉ dành cho trường hợp lưu trú ngắn hạn)
Áp dụng cho đối tượng mang quốc tịch Việt Nam có liên quan đến công ty, doanh nghiệp (xí nghiệp quốc doanh, cổ phần hoặc liên quan đến doanh nghiệp Nhật Bản), những người làm nghệ thuật, biểu diễn nghiệp dư, vận động viên thể thao, giáo sư đại học... nói chung bao gồm những người làm văn hoá, văn nghệ, trí thức.

(3) Ngoài các giấy tờ nói trên, tuỳ trường hợp TLSQ Nhật Bản hoặc Bộ Ngoại giao Nhật Bản có thể yêu cầu một số giấy tờ bổ sung. Nếu không bổ sung các giấy tờ yêu cầu, thì hồ sơ xin visa sẽ không được chấp nhận hoặc thời gian xin visa sẽ kéo dài.

(4) Các giấy tờ cần thiết để xin visa phải nộp trực tiếp tại TLSQ Nhật Bản.

(5) Các giấy tờ đã nộp (ngoại trừ giấy phép lưu trú, giấy cho phép nhập học) sẽ không được trả lại dù kết quả có được cấp visa hay không. Các giấy tờ do chính phủ Việt Nam cấp, giấy khai sanh bản gốc, vé máy bay... nói chung là không có giấy tờ nào khác có thể thay thế được thì sẽ được copy và trả bản gốc cho đương sự.

B. THỜI GIAN NHẬN ĐƠN XIN VISA

Từ 8:30 giờ đến 11:30 giờ từ thứ hai đến thứ sáu (trừ các ngày lễ và các ngày nghỉ của TLSQ Nhật Bản). Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét, cấp visa, buổi chiều không nhận đơn xin visa. (Nếu được thông báo, buổi chiều có thể nhận visa đã được cấp phát).

C. CẤP PHÁT VISA

- Biên nhận hồ sơ
Khi được nhận đơn xin visa TLSQ Nhật Bản sẽ cấp biên nhận hồ sơ. Khi đến
nhận visa phải mang biên nhận này.

- Lệ phí visa
441.000 đồng (đóng tiền khi nhận visa, chỉ nhận tiền đồng Việt Nam)
882.500 đồng đối với visa nhiều lần (đóng tiền khi nhận visa, chỉ nhận tiền
đồng Việt Nam)

D. VỀ VIỆC THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH LƯU TRÚ SAU KHI NHẬN VISA

Sau khi được cấp visa, nếu thời hạn lưu trú thay đổi dài hơn thời hạn lưu trú trong visa được cấp, hoặc chương trình thay đổi, hoặc hoạt động thay đổi thì phải xin lại visa khác. Chú ý hiệu lực của visa là 3 tháng kể từ ngày cấp, nếu quá thời hạn nói trên thì visa mất hiệu lực, không thể sử dụng để nhập cảnh được.

Mọi thắc mắc đề nghị hỏi tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản theo số điện thoại: 8225314 và số fax: 8217719 (Phòng Lãnh sự).

Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa nhập cảnh Nhật Bản cho người Việt Nam

Dai su quan Nhat Ban tai Viet Nam


Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa nhập cảnh Nhật Bản cho người Việt Nam

1. Cách xin cấp visa

(1) Người Việt Nam để nhập cảnh Nhật Bản cần thiết phải xin cấp visa nhập cảnh. Khi tiến hành thủ tục xin cấp visa, nhất thiết bạn phải có người bảo lãnh ở Nhật Bản.

(2) Giấy tờ cần thiết để xin cấp visa bao gồm các giấy tờ người bảo lãnh phải chuẩn bị và các giấy tờ bạn (người Việt Nam xin cấp visa) phải chuẩn bị. Các giấy tờ người bảo lãnh đã chuẩn bị phải gửi bằng bưu điện sang cho bạn. Bạn (người xin cấp visa) mang đến Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam xin cấp visa cùng với các giấy tờ mà bạn phải chuẩn bị.
Vì vậy, trường hợp bạn muốn nhập cảnh Nhật Bản thì bước đầu tiên bạn phải làm là yêu cầu người bảo lãnh của bạn ở Nhật Bản gửi các giấy tờ cần thiết xin cấp visa sang cho bạn.

2. Các giấy tờ người xin cấp visa phải chuẩn bị

(1) Hộ chiếu

(2) Tờ khai xin cấp visa (Dán ảnh cỡ 45mm X 45mm) (Tờ khai có sẵn ở Đại Sứ Quán)

(3) Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp như: giấy chứng nhận chức nghiệp hoặc bản sao giấy phép kinh doanh...

(4) Ngoài những loại giấy tờ nêu trên, cũng có trường hợp yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác khi cần thiết.

3. Các giấy tờ người bảo lãnh phải chuẩn bị

Các giấy tờ cần thiết có thể xin từ Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Có hai cách để xin như sau. Hãy truyền đạt với người bảo lãnh ở Nhật về cách xin này.

(1) Xin giấy tờ bằng fax (Hãy gọi bằng điện thoại liền máy fax)
Số điện thoại liên lạc: Hãy gọi đến Tokyo (03) 4306 - 1222 hoặc osaka (06) 6306 - 9222, sau lời hướng dẫn bấm 44420#.

(2) ở phòng người nước ngoài, Bộ Ngoại Giao Nhật Bản có đàm thoại viên về visa, hãy hỏi cách xin các giấy tờ cần thiết...
Số điện thoại liên lạc là: (03) 6402 - 2618. Khi máy điện thoại nối, sau lời hướng dẫn bấm số 3.
Thời gian tiếp nhận đàm thoại của các đàm thoại viên là: sáng từ 10 giờ đến 12 giờ, chiều từ 2 giờ đến 4 giờ các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.

4. Thời gian tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa

Từ 8:30 đến 12:00 sáng thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ các ngày nghỉ của Đại Sứ Quán như ngày lễ...)

5. Cơ quan Nhật Bản tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa

(1) Trường hợp người xin cấp visa sinh sống từ tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định trở ra Bắc thì xin cấp visa tại Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam, còn những người sống từ tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Phú Yên trở vào Nam thì xin tại Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

(2) Địa chỉ liên hệ:

a) Ban Lãnh Sự, Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam
Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04 - 846 - 3000 (Tổng đài)

b) Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 13 - 17 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 - 822 - 5314

Saturday, December 16, 2006

100 bi mat cua nhung nguoi hanh phuc.....

(ST)
1. Cuộc sống của bạn phải có mục đích và ý nghĩa.Image
2. Hãy tìm cách để bạn cảm thấy hạnh phúc. Image
3. Không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải là người chiến thắng. Image
4. Các mục tiêu trong cuộc sống phải nên đồng hướng và nhất quán.
5. Trong từng giai đọan, hãy biết chọn người thích hợp để so sánh và hướng đến.
6. Hãy biết nuôi dưỡng và trân trọng tình bạn.Image
7. Đừng mất quá nhiều thời gian cho phim ảnh, truyền hình.
8. Hãy luôn là chính mình trước khó khăn, thử thách.Image
9. Hãy luôn nhớ: Bạn là ai và Bạn từ đâu tới ? Image
10. Hãy chỉ nghĩ đến một việc trước khi ngủ. (mình làm quá nhiều việc trước khi ngủ Image )
11. Hãy biết nhìn ra chân giá trị và ý nghĩa của tình bạn. Image
12. Hãy luôn luôn nuôi dưỡng cho mình một ước mơ.Image
13. hãy luôn tìm kiếm và đón nhận những ý tưởng mới. Image
14. Hãy tỏ cho người khác biết rằng họ có ý nghĩa với bạn thế nào. Image
15. Khi không chắc chắn, hãy suy xét mọi việc theo chiều hướng tốt.Image
16. Biết tự tin vào chính mình. Image
17. Đề cao mình quá khiến bạn không sáng suốt.
18. Đôi khi đừng nên đối mặt với khó khăn, thử thách một mình.
19. Hãy biết vượt lên thời gian, tuổi tác.Image
20. Biết tìm niềm vui và cách thực hiện tốt nhất cho mọi công việc dù nhỏ.Image
21. Không nên quá che chở, bảo bọc cho mình và người thân.
22. Nếu thật sự khát khao và quyết tâm, bạn có thể đạt được những gì mình mong muốn. Image
23. Hãy nhận biết rằng những niềm tin đều có giá trị riêng. Image
24. Hãy thực hiện những điều bạn hứa. Image
25. Sẽ không có người chiến thắng trong những cuộc gây hấn với người thân.
26. Hãy biết hòa mình vào niềm vui chung của mọi người.Image
27. Đừng đánh đồng vật chất với hạnh phúc và thành công. Image
28. Mọi mối quan hệ của bạn đều có giá trị riêng.
29. Hãy nghĩ đến hiện tại và tương lai, đừng quá dằn vặt với ý nghĩ "Nếu như …". Image
30. Hãy biết chia sẻ và làm điều tốt khi có thể. Image
31. Đừng làm tổn thương bản thân và người khác khi mọi việc diễn ra không như mong muốn.
32. Hãy biết rèn luyện và giữ gìn sức khỏe.
33. Đừng quên rằng những điều tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa.Image
34. Bản chất của sự việc xảy ra không quan trọng bằng chính cách bạn đón nhận nó thế nào. Image
35. Biết tạo sở thích chung với người thân. Image
36. Hãy luôn vui vẻ và biết mỉm cười trong mọi hòan cảnh. Image
37. Tình yêu hay một khát vọng gì khác đôi khi không hẳn là tất cả. Image
38. Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Image
39. Hãy tìm một việc gì đó để làm mỗi khi buồn nhất. Image
40. Hãy hiểu rằng hạnh phúc chỉ là một khái niệm tương đối. Image

41. Hãy làm quen với kỹ thuật và công nghệ cao khi có thể. Image
42. Đừng hướng quá nhiều suy nghĩ đển những người và những gì khiến bạn bị tổn thương.
43. Giữ mối liên hệ chân tình với những người bạn. Image
44. Biết quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bạn.
45. Biết tận hưởng những gì bạn đang có. Image
46. Khi buồn, hãy cố gắng tập trung suy nghĩ đến những công việc cụ thể mà mình thích. Image
47. Hãy dành một chút thời gian để giúp đỡ những người xung quanh. Image
48. Đừng luôn tự lên án hay quá trách bản thân. Image
49. Hãy là một sứ giả hòa bình.
50. Hãy quan tâm đến những gì xung quanh bạn. Image

51. Đừng đánh đổi những giá trị niềm tin của bạn chỉ nhằm đạt được mục tiêu.
52. Đừng sống bằng mặt mà không bằng lòng.Image
53. Ngủ sâu và ngủ đủ giấc sẽ cho bạn cảm nhận tốt về cuộc sống.Image
54. Đừng quá tiết kiệm, hãy mua sắm những gì bạn thích. Image
55. Hãy cố gắng hòan tất một việc gì đó mỗi ngày.Image
56. Hãy biết sinh họat và năng động trong cuộc sống. Image
57. Hãy nghĩ rằng mọi biến cố hay thất bại chỉ mang tính tạm thời. Image
58. Đôi khi cần phải biết tự hào về chính bản thân mình. Image
59. Hãy tham gia vào một nhóm bạn có cùng sở thích. Image
60. Hãy luôn là người lạc quan và có tư duy tích cực. Image

61. Mọi chuyện có lẽ sẽ kết thúc nhưng bạn luôn sẵn sàng đón nhận. Và biết đâu đó chính lại là một sự khởi đầu mới. Image
62. Hạnh phúc hay bất hạnh tùy vào cách bạn nghĩ. Image
63. Hãy luôn mang theo giấy bút của tâm hồn.
64. Hãy hiểu khi bạn giúp đỡ mọi người là đang giúp đỡ chính mình. Image
65. Đừng thường xuyên phê phán, chỉ trích người thân và bè bạn.
66. Biết lúc nào nhìn cây và biết lúc nào nhìn thấy rừng.
67. Hãy làm những việc phù hợp với sở trường của bạn. Image
68. Hãy quan tâm tới những người gần bạn. Image
69. Hãy luôn mở lòng với mọi người xung quanh. Image
70. Hãy cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống như nó vốn có. Image

71. Hãy nhớ rằng quyền lựa chọn luôn thuộc về bạn. Image
72. Không nên quá chứng nhắc, nguyên tắc trong giao tiếp cũng như trong cách nhìn.Image
73. Hãy cố gắng tìm cơ hội để thực hiện những gì bạn chưa đạt được. Image
74. Những giây phút chìm đắm trong âm nhạc là lúc bạn giải tỏa âu lo, muộn phiền. Image 75. Hãy để những mục tiêu dẫn đường bạn.
76. Hãy tìm cách nhìn nhận để trở nên yêu thích và say mê công việc hiện tại.Image
77. Tính khôi hài và sự hồn nhiên khiến bạn trẻ trung hơn.Image
78. Hãy tin rằng ngày mai là một ngày mới và mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn.Image
79. Đôi khi nên hồi tưởng lại những ký ức đẹp.Image
80. Hãy cố gắng hòan tất những việc bạn đang làm. Image

81. Sau khi cố gắng hết mình, đừng quá bận tâm vào những việc bạn chưa làm được.Image
82. Đừng chỉ nhìn mãi vào thảm kịch đã qua, hãy hy vọng và hướng đến tương lai phía trước. Image
83. Hãy tạo cho mình một sở thích.Image
84. Đừng nên ghen tị với những mối quan hệ của người khác. Image
85. Hãy dành thời gian để thích ứng với mọi sự thay đổi.Image
86. Nên tập trung vào những gì thật sự có ý nghĩa đối với bạn. Image
87. Mọi chuyện đều có thể xảy ra và không có gì là tuyệt đối cả.Image
88. Hãy nhận ra, nâng niu và trân trọng những gì bình dị nhất.Image
89. Chính bạn, chứ đừng để người khác đặt mục tiêu cho bạn. Image
90. Hãy sống thật với chính mình. Image

91. Không hề tồn tại bất cứ một quy tắc, chuẩn mực nào cả.
92. Hãy dành thời gian đọc những cuốn sách hay và ý nghĩa. Image
93. Nhớ rằng bạn có ý nghĩa nhiều với những xung quanh.Image
94. Đừng để thành công của người khác làm bạn mất phương hướng. Image
95. Hãy luôn nhớ rằng mọi việc bạn làm đều có mục đích và ý nghĩa.Image
96. Dù đã có lỗi lầm không thể khắc phục được, nhưng nhìn nhận chân thành sẽ giúp bạn thanh thản hơn. Image
97. Hãy nhớ rằng hạnh phúc luôn ở phiá trước và những gì đẹp nhất trong đời bạn vẫn chưa trải qua. Image
98. Hãy dũng cảm thay đổi cách nhìn đúng lúc. Image
99. Một tình yêu tích cực sẽ là nguồn động viên lớn. Image
100. Bạn đang cảm thấy bất hạnh ? ko bao giờ có từ bất hạnh cả...